Các bác sĩ Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh nhận định tình trạng biến chứng của bệnh nhân có thể do hội chứng quá kích buồng trứng mức độ nặng, chưa loại trừ có xuất huyết buồng trứng kèm theo. Êkíp Cấp cứu và Sản Phụ khoa hội chẩn nhanh, truyền dịch và 700 ml máu cho bệnh nhân để ổn định huyết áp. Khoảng một giờ sau, chị Trâm được phẫu thuật nội soi để hút dịch giảm áp, cầm máu.
BS.CKI Hồ Thị Khánh Quyên, Trung tâm Sản Phụ khoa cùng êkíp hút ra 4 lít dịch và máu trong ổ bụng người bệnh. Quan sát hai buồng trứng thấy nhiều nang xuất huyết bên trong, trong đó có một vị trí trên buồng trứng phải bị rách, chảy máu đỏ tươi, được đốt cầm máu kịp thời. Sau mổ, người bệnh tiếp tục dùng kháng sinh, bù đạm, bổ sung viên sắt, tăng cường dinh dưỡng, xuất viện sau 4 ngày điều trị.
Tôi là một người thuộc Gen Y, nhưng xin được "bênh" các bạn Gen Z một chút. Tôi làm việc trong môi trường tiếp xúc với rất nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ Z. Trong cái nhìn của tôi, đúng là các bạn trẻ bây giờ có điều kiện được học hành tốt hơn thời trước, nên nói chung rất thông minh, năng động, giỏi về công nghệ và khá thẳng thắn.
Tuy nhiên, chính điều kiện tốt đó của các bạn cũng gây ra nhiều mặt bất lợi:
Thứ nhất, tỷ lệ Gen Z có học thức cao rất nhiều, nên bản thân các bạn phải nỗ lực hơn gấp nhiều lần để sẵn sàng đương đầu cho một cuộc cạnh tranh khốc liệt. Thậm chí, nhiều bạn phải học thêm vô số bằng cấp này nọ để giành được các công việc tốt. Trong khi đó, các thế hệ trước chỉ một số ít có cơ hội học tập lên cao, tuy nhiên nhiên cơ hội việc làm thời đó rộng mở và ổn định hơn thời buổi bão hòa và đào thải nhiều như bây giờ.
Thứ hai, các bạn Gen Z từ bé đã phải chịu định kiến, luôn bị đem ra để so sánh với các thế hệ trước. Thời trước, vì cuộc sống còn nhiều khó khăn nên đa phần chỉ cần phấn đấu có của ăn, của để, sống tốt là được. Nhưng ngày nay, các bạn Gen Z từ bé đã phải chịu áp lực tiếp nối giấc mơ của cha mẹ, phải giàu có, phải thành công vượt các thế hệ trước và hơn con nhà người ta.
>> Gen Z như búp măng non trong 'thời buổi khó sống'
Thứ ba, bối cảnh kinh tế, xã hội ngày nay phát triển bùng nổ, nhưng tài nguyên, quỹ đất lại đang bị các thế hệ trước khai thác gần hết. Ví dụ điển hình là giá nhà đất tăng cao chóng mặt, ô nhiễm môi trường ngày một trầm trọng... Đây là cơ hội phát triển cho thế hệ trước (có của ăn của để) lo cho con cái họ, nhưng cũng để lại hậu quả, thách thức, kèm thêm sự bất lực cho thế hệ trẻ.
Vậy nên, tôi nghĩ rằng, chúng ta cần đồng cảm và động viên các bạn trẻ nhiều hơn thay vì đổ lỗi, chỉ trích họ. Hơn thế nữa, mục đích sống sau cùng cũng là phải hạnh phúc, do vậy lựa chọn của các bạn trẻ cần được tôn trọng. Miễn là các bạn thấy hài lòng, không gây hại đến ai, không vi phạm pháp luật là được.
Hơn nữa, việc các bạn Gen Z sẵn sàng rũ bỏ bớt mong cầu, đi ngược lại sự xô bồ của số đông thế hệ cũ, bỏ qua áp lực vật chất phù phiếm để tìm đến sự thoải mái trong tâm hồn và tìm kiếm điều tốt đẹp trong con người cũng là biểu hiện của sự can đảm, mạnh mẽ đó chứ.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>'Gen Z bất lợi khi sinh ra trong điều kiện đủ đầy'![]() |
Các bé đang được cho ăn buổi chiều. Ảnh: Huy Phan |
Trong góc phòng, đồ chơi bằng nhựa của các bé xếp đầy hai giỏ, một xe đẩy tập đi, chiếc võng. Ngoài ra, vật dụng chẳng có gì đáng giá ngoài tấm nệm ngả lưng vào ban đêm, chiếc tủ gỗ nhỏ xíu và mấy tấm hình cưới của vợ chồng chị Thư.
Bà Huỳnh Thị Phụng (tên thường gọi là Nở) - bà nội của các bé - tươi cười khi được chúng tôi hỏi thăm về tình hình sức khỏe của các cháu. Bà cho biết hầu hết các bé sức khỏe đều bình thường, có bé phát triển tốt là đằng khác, không có bệnh tật gì đáng kể.
Khi hỏi tên các bé, chị Thư nói, họ và chữ lót các bé là Nguyễn Lê Quách Thế, còn tên thì gắn vào lần lượt theo tứ tự từ lớn đến bé gồm 3 trai là Huynh, Đệ, Lộc và 2 gái là Phượng, Muổi, đặt tên theo cách người Việt lẫn Hoa.
"Tên của các bé được ghép từ họ cha, mẹ và chữ Thế trong đời con, cháu thứ 11 theo dòng tộc người Hoa, bởi ông nội các cháu là người Hoa" - bà Phụng xen vào.
![]() |
Từ trái qua phải: Huynh, Đệ, Lộc, Phượng, Muổi. Ảnh: Phan Cường |
Ghi nhận của chúng tôi, trong 5 bé, bé trai đầu (tên gọi khác là Cả) có cơ thể khỏe mạnh, tính tình tương đối "lì", nặng cân hơn các bé còn lại; còn dễ thương, xinh xắn có thể nói đến bé gái út. Quậy nhất có thể nói đến bé trai thứ ba. Hai bé còn lại là bé trai thứ hai và bé gái thứ tư thì hiền hơn, ít nghịch. Được người lạ ẵm trên tay, các bé rất dễ chịu, không khóc quấy.
Chị Thư cho biết, kể từ lúc chào đời đến nay, hầu như các bé chỉ được nuôi nấng quanh quẩn trong nhà, ít khi ra ngoài trừ trường hợp đi khám bệnh hay những trường hợp đặc biệt.
Chưa nhận được chu cấp từ Nhà nước
Để chăm được các bé ít nhất phải có 3 người túc trực gồm bà Phụng, chị Thư và một cô giúp việc. Có khi họ phải thức cùng lúc, hoặc người khác ngủ phải có người thức canh. Riêng chị Thư phải nghỉ việc làm để ở nhà chăm sóc cho các con.
Theo bà Phụng, hằng ngày bà đi chợ chi tiêu khoảng trên 100.000 đồng, chưa kể tiền sữa. Riêng về phần sữa có một công ty tài trợ các bé đến 3 tuổi mới dừng. Tuy nhiên, lượng sữa không đủ dùng, bởi các bé uống sữa rất nhiều. "Của cho thì mình tự cân đối sao cho hài hòa chứ đâu thể xin được nữa”, chị Thư cho biết.
"Mỗi lúc ăn từng lượt hết bé này sang bé khác. Chỉ mỗi cho ăn thấy cũng cực chứ chưa nói đến chuyện gì khác nhưng bù lại trong nhà có tiếng khóc, cười bi bô của các cháu làm tui cũng thấy vui lên, tăng thêm động lực, có sức khỏe để chăm sóc chúng được tốt hơn, riết rồi cũng quen” – bà Phụng nói.
Ngoài bữa ăn thông thường, lâu lâu bà Phụng cũng dành chút tiền mua gà ác, cua, lươn, chình… để tẩm bổ cho các bé.
![]() |
Chị Thư và con trai thứ ba. Ảnh: Huy Phan |
Chị Thư chia sẻ, chồng chị là anh Nguyễn Thanh Hiếu (39 tuổi), vẫn còn làm tài xế taxi Mai Linh, lương khoảng 6 triệu đồng/tháng. Với mức lương đó chỉ vừa đủ lo cho gia đình, không dư dả gì.
Bác sĩ Cao Hữu Thịnh, người kích trứng thụ tinh ca sinh 5 này, cho biết ông vẫn thường xuyên thăm hỏi sức khỏe các bé. "Các bé phát triển bình thường, không có dấu hiệu gì bất ổn. Có chăng là những bệnh lặt vặt như hô hấp, ho cảm mà thôi. Các bé ổn định về tâm thần vận động về trí não, cân nặng, không bị ốm đau nặng, không bị suy dinh dưỡng là tốt rồi", bác sĩ Thịnh cho biết.
Theo thông tin trước đó, công ty Cổ phần taxi Mai Linh hứa tài trợ cho các bé nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Về phía Nhà nước, chính quyền địa phương, chị Thư cho biết, gia đình chị chưa nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào về tài chính hay bất cứ chế độ nào dành cho các bé.
Ngày 17/3/2014 sắp tới là ngày sinh nhật tròn 1 tuổi của 5 bé.
(Theo VTC News)" alt=""/>Ca sinh 5 ở TP.HCM bây giờ ra sao?